Thiết kế khu vực chăn nuôi hữu cơ
Quay lại Bản in Yahoo

Xây dựng, thiết kế khu vực chăn nuôi hữu cơ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản

Chuồng trại phục vụ mục đích chăn nuôi hữu cơ, nếu được thiết kế và xây dựng khoa học, hợp lý ngày từ đầu sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề không chỉ liên quan đến sức khỏe vật nuôi, đảm bảo năng suất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Trong chăn nuôi hữu nói chung và chăn nuôi hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản bản nói riêng, việc lựa chọn khu vực cũng như chuẩn bị chuồng nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi không là việc quan trọng mà các chủ Trang trại, nhà sản xuất cần phải đặc biệt quan tâm.

Khi xác định được khu vực chăn nuôi phù hợp, nhà sản xuất cần thực hiện hoạch định thiết kế khu vực chăn nuôi đảm bảo được: Vùng đệm dễ nhận biết, phù hợp với đặc thù chăn nuôi các loại vật nuôi và đảm bo ngăn nga được các mối nguy ô nhiễm và xâm nhập từ bên ngoài. Khu vực chăn nuôi đảm bảo kiểm soát được tính toàn vẹn hữu cơ ở mọi công đoạn liên quan đến sản phẩm hữu cơ; Hệ thống chuồng nuôi, khu vận động ngoài trời, khu chăn thả tự nhiên và vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tách biệt nhưng liên hoàn, dễ dàng di chuyển qua lại, dễ quản lý, cách ly khi cần thiết; Hệ thống phụ trợ (Hệ thống xử lý chất thải, kho, …) đảm bảo tiện dụng nhưng không gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm.

Thiết kế vùng trồng cây làm thức ăn và bãi chăn thả tự nhiên

Bãi chăn thả tự nhiên và vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi hữu cơ phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn JAS thực phẩm chế biến hữu cơ (bản sửa đổi số 4475-7:2020) và tiêu chuẩn JAS trồng trọt hữu cơ (bản sửa đổi số 443-6:2017). Nhà sản xuất khi hoạch định thực hiện trồng cây làm thức ăn chăn nuôi hoặc chăm sóc khu chăn thả tự nhiên cần đảm bảo thực hiện tốt các bước cơ bản dưới đây:

- Thực hiện hoạt động đánh giá vùng đất về các mối nguy liên quan đến hoạt động trồng cây làm thức ăn chăn nuôi và chăm sóc khu chăn thả tự nhiên,

- Xác định diện tích tối thiểu cần chuyển đổi để sản xuất được tối thiểu 50% khối lượng thức ăn cần cung cấp cho đàn vật nuôi hữu cơ (bao gồm các giai đoạn sinh trưởng và các lứa kế cận) và diện tích chăn thả tối thiểu đảm bảo cho toàn bộ đàn vật nuôi tại 1 thời điểm ở các giai đoạn sinh trưởng,

- Tùy thuộc vào địa hình đặc thù mà nhà sản xuất phải nhận diện các nguồn ô nhiễm xung quanh ảnh hưởng đến vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi và khu chăn thả tự nhiên, xác định và thiết kế vùng đệm hoặc hàng rào cách ly phù hợp đảm bảo ngăn chặn và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng. Vùng đệm và hàng rào cách ly này phải được nhận diện cũng như thể hiện trên sơ đồ khu vực sản xuất.

- Tìm và lựa chọn các loại phân bón và các chất tải tạo đất, thuốc kiểm soát dịch bệnh và dịch hại phù hợp với yêu cầu về trồng trọt hữu cơ trên cơ sở các chất được phép sử dụng được liệt kê tại phụ lục 1 của tiêu chuẩn JAS trồng trọt hữu cơ, phụ lục 2 của tiêu chuẩn JAS trồng trọt hữu cơ. Nhà sản xuất có thể chủ động tự cung ứng phân bón hữu cơ, các chất cải tạo đất và các kiểm soát dịch hại và dịch bệnh bằng các nguồn thực vật tự nhiên và thực vật ngay trong vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi và khu chăn thả tự nhiên với điều kiện phải đảm bảo kiểm soát tốt các nguồn nguyên liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu tối thiểu về hóa chất và các chất không được sử dụng trong hữu cơ cũng như các công nghệ không được phép (ví dụ: đột biến gen, chiếu xạ, chuyển ghép gen…)

 Quá trình trồng cây làm thức ăn chăn nuôi và chăm sóc khu chăn thả tự nhiên phải được lập kế hoạch chăm sóc và quản lý chi tiết từng giai đoạn, từng công việc. Kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ đảm bảo có thể truy suất tại mọi thời điểm.

- Các loại thức ăn được thu hoạch tại vùng trồng cây làm thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn chuyển đổi, khi đã chuyển đổi sang hữu cơ, tại vùng đệm phải đảm bảo được nhận diện và tách biệt với nhau và với các loại cây làm thức ăn chăn nuôi và thực vật thông thường khác.

- Ngoài ra, nhà sản xuất cần xem xét và tuân thủ các yêu cầu khác liên quan tại tiêu chuẩn đã đề cập ở trên.

Thiết kế vùng đệm, hàng rào cách ly

Vùng đệm, hàng rào cách ly phải có độ cao và bề rộng phù hợp và đạt được mục tiêu ngăn chặn được các nguồn gây ô nhiễm xung quanh làm mất tính toàn vẹn hữu cơ của cơ sở sản xuất.

Đối với khu chăn thả tự nhiên và vùng trồng cây làm thức ăn, trường hợp dùng thực vật hoặc dùng cỏ làm vùng đệm thì các thực vật và cỏ của vùng đệm phải được nhận diện và tách biệt để tránh làm mất tính toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm.

Vùng đệm phải được thể hiện chi tiết trong sơ đồ khu vực sản xuất và phải được cập nhật tương thích với hiện trạng thực tế.

Thiết kế khu vực chăn nuôi

Khu vực chăn nuôi khi thiết kế phải tính đến sự thích ứng với điệu kiện khí hậu của vùng để đảm bảo vật nuôi được thoải mái và được vận động tự do ngoài trời. Khu vực chuồng nuôi khi thiết kế cần tính toán để đảm bảo phù hợp với tập tính và đặc điểm sinh học của vật nuôi. Nhà sản xuất cũng cần tính đến cách thức vận hành hệ thống hạ tầng để thuận tiện trong nuôi dưỡng, chăm sóc động vật (cho ăn, cho uống).

Hệ thống chuồng nuôi: cần đảm bảo thông gió tốt, cách nhiệt, sưởi ấm, làm mát để chủ động điều tiết môi trường nuôi phù hợp và tiếp cận linh hoạt với nguồn ánh sáng tự nhiên.

Khu vực vận động ngoài trời hoặc khu chăn thả tự nhiên: Đối với chuồng nuôi nhốt, nhà sản xuất phải đảm bảo vật nuôi có thể tự do di chuyển ra vào khu vận động ngoài trời hoặc tối thiểu 2 lần/tuần đối với khu chăn thả ngoài trời (đồng cỏ). Khu chăn thả ngoài trời hay đồng cỏ cần kiểm soát và có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm từ các khu vực xung quanh bằng vùng đệm, hàng rào cách ly thích hợp. Cỏ được trồng làm thức ăn hoặc trồng trong khu vực chăn thả phải được trồng từ giống phù hợp với gia súc nuôi và không phải là giống biến đổi gen. Kiểm soát các loại thực vật và động vật có độc trong khu vực này. Trong khu vực chăn thả tự nhiên và đồng cỏ phải có cây xanh hoặc phương tiện trú tránh cho vật nuôi để tránh các điều kiện thời tiết xấu (trường hợp vật nuôi không thể tự vào chuồng nuôi được).

Khu vực nuôi cách ly: Cần được thiết kế đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi trong quá trình nuôi nhốt.

Thiết kế khu vực phụ trợ

Đảm bảo được thiết kế đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiện dụng và đáp ứng quy định liên quan. Các công trình phụ trợ quan trọng cần quan tâm là hệ thống thu gom, tập kết và xử lý chất thải chăn nuôi (rắn, lỏng), chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại; hệ thống nước uống, nước vệ sinh; hệ thống nhà kho (thức ăn, thuốc, vật tư); hệ thống giao thông nội bộ; … Cụ thể:

- H thng thu gom, tp kết và x lý cht thi chăn nuôi phi đảm bo được tính ton, thiết kế có công suất và cách thức vận hành phù hợp và tương thích với hệ thống chuồng nuôi, khu vận động để có đủ công suất và hiệu quả xử lý không ảnh hưởng đến môi trường cũng như phát sinh mối nguy gây mất tính toàn vẹn hữu cơ.

- H thng nước ung, nước v sinh phi đảm bo x lý và cung cp đầy đủ nước s dng theo nhu cu, không gây ô nhim, dễ vệ sinh khử trùng và tách biệt hoàn toàn với nhau.

- H thng kho phi được thiết kế đảm bảo chắc chắn, ngăn ngừa được ảnh hưởng của thời tiết, động vật gây hại, đủ sức chứa theo quy mô chăn nuôi, vệ sinh dễ dàng, kết nối linh hoạt với khu chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo sự tách biệt và ngăn ngừa ô nhiễm xâm nhập sang khu nuôi.

- Hệ thống hạ tầng đi lại phải được thiết kế theo tính chất 1 chiều phù hợp, đảm bảo hạn chế tối đa việc đan xen giữa các khu chăn nuôi với nhau, đặc biệt là giữa khu chăn nuôi vật nuôi bố mẹ, khu chăn nuôi con non, khu chăn nuôi vật nuôi hậu bị, khu nuôi vật nuôi thương phẩm.

- Cửa vào khu chăn nuôi, cửa vào con giống, cửa vào vật tư chăn nuôi và cửa ra vật nuôi, sản phẩm tốt nhất phải đảm bảo riêng biệt, không sử dụng chung. Trường hợp phải sử dụng chung thì nhà sản xuất phải lập kế hoạch hoạt động và thực hiện các biện pháp khử trùng, phòng dịch tốt nhất để giảm thiểu mối nguy lây nhiễm chéo cũng như triệt tiêu tối đa mầm bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng và tính toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm.


Cập nhật: 06/11/2024
Lượt xem: 1523
Lên trên