Cải cách chính sách, quy định để thúc đẩy năng suất
Quay lại Bản in Yahoo


Phát biểu khai mạc Hội thảo chuyên đề 1 trong khuôn khổ Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023, TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cho biết, được sự ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì, phối hợp các bộ, ngành trung ương, các địa phương tổ chức Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất” nhằm thúc đẩy thực hiện kế hoạch cải thiện năng suất quốc gia của Chính phủ và thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng suất phù hợp bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.

TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL phát biểu khai mạc Hội thảo.

Theo TS. Hà Minh Hiệp, đối với vấn đề nâng cao năng suất, trước đây chúng ta tiếp cận ở góc độ các công cụ, giải pháp để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ở bối cảnh cụ thể thì chúng ta áp dụng công cụ nào, giải pháp nào, chuyển giao công nghệ nào.

“Có một nội dung chúng ta cần quan tâm là đôi khi một số chính sách mà chúng ta ban hành sẽ cản trở năng suất. Nếu chính sách, không phù hợp, không cởi trói cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể phát triển, nâng cao năng suất. Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức năng suất châu Á (APO) có một công cụ GRP (Thực hành quy định tốt), giúp chúng ta đánh giá, nhìn nhận lại các quy định, chính sách ban hành đã phù hợp với doanh nghiệp hay chưa, các doanh nghiệp phản hồi lại ra sao. Từ đó, tìm ra hạn chế cần thay đổi”, TS Hà Minh Hiệp chia sẻ.

Cũng theo Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, cải cách hành chính không chỉ nằm ở việc lược bỏ thủ tục hành chính mà còn nằm ở chỗ nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính phải được thay đổi để giúp cho doanh nghiệp có môi trường thuận lợi để phát triển, nâng cao năng suất.

“Với quy mô 4 phiên được tổ chức tại Diễn đàn, tôi mong rằng đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ những ý kiến, quan điểm nhằm đánh giá tổng thể lại các quy định, chính sách đã ban hành, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy định, chính sách để thúc đẩy tăng năng suất”, TS Hà Minh Hiệp nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đai biểu đã được nghe phần trình bày về chủ đề “Xu hướng mới nhất nhằm đạt được các mục tiêu về chính sách và quy định” của ông Faisa Naru, Giám đốc Think Test Do, Vương Quốc Anh, Chuyên gia APO; Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ với phần trình bày về “Thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua nâng cao chất lượng chính sách, quy định”; PGS.TS Vũ Minh Khương với phần trình bày về “Các yếu tố cản trở năng suất và phát triển doanh nghiệp”.
Hội thảo bao gồm 4 chuyên đề và 1 phiên họp toàn thể:
- Chuyên đề 1: nâng cao chất lượng quy định, chính sách để thúc đẩy năng suất.
- Chuyên đề 2: Giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất.
- Chuyên đề 3: Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy năng suất.
- Chuyên đề 4: Thúc đẩy năng suất chất lượng tại các Tỉnh, Thành phố.


Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp điều hành Hội thảo


Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp cho biết: - Đào tạo năng suất là một thực tiễn ở Malaysia và một số nước khác, và nay là ở Việt Nam. Điều này đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội là cần hình thành tư duy và kiến thức, kỹ năng năng suất ngay từ trong nhà trường, bởi đối tượng học sinh, sinh viên là những người dễ tiếp thu cái mới, là động lực chính của đổi mới sáng tạo. - Đào tạo năng suất không chỉ cần thiết cho sinh viên khối ngành kinh tế mà cả các ngành khác vì chúng ta hiểu rằng, trong mọi lĩnh vực chúng ta đều cần làm việc có năng suất. Cũng cần đào tạo năng suất ở các bậc học thấp hơn để năng suất thực sự trở thành một trong các kỹ năng nền tảng của các thế hệ mới. - Việc đưa năng suất vào các trường đại học, cơ sở giáo dục chuyên nghiệp của Việt Nam đã đạt những kết quả đáng khích lệ: o Chúng ta đã có trường đại học đầu tiên xây dựng chương trình đào tạo năng suất chất lượng thành một học phần. Hiện nay ở Việt Nam có 15 trường đã sẵn sàng đưa năng suất vào giảng dạy. o Việc phổ biến kiến thức về năng suất trong các cơ sở đào tạo đã đạt được kết quả rất tốt: trong chưa đầy 6 tháng đã có trên 1 vạn lượt sinh viên, giảng viên được nghe các chuyên đề về năng suất và các công cụ năng suất cơ bản o Chúng ta đã thành lập được Câu lạc bộ năng suất đầu tiên của sinh viên và hoạt động rất sôi nổi, thiết thực, phù hợp với đặc tính của tuổi trẻ. - Ở cấp độ chuyên nghiệp, chúng ta đã có chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên gia năng suất cho đội ngũ những người làm công tác đào tạo, tư vấn, nghiên cứu, quảng bá năng suất chuyên nghiệp ở cấp độ quốc gia và quốc tế. - Việc phối hợp giữa nhà nước, nhà trường và nhà kinh doanh là rất quan trọng trong việc đào tạo năng suất đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội.

Cập nhật: 13/12/2023
Lượt xem: 1902
Lên trên