CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Quay lại Bản in Yahoo


I. KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?

Khí nhà kính được hiểu là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.

Với Điều 91, Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14, các khí nhà kính bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3).

II. ĐƠN VỊ NÀO PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.

- Tại Điều 6 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn có quy định các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà bao gồm:

(1) Các cơ sở có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên;

(2) Các cơ sở có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương và

(3) Các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hàng năm từ 65.000 tấn trở lên.

-       Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong đó có 1.912 cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc 6 lĩnh vực sau :

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Thông tư 38/2023/TT-BTC ngày 27/12/2023 của Bộ Công thương quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công thương. 

Cụ thể, quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện qua 08 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê Khí nhà kính cấp cơ sở

Kiểm kê Khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể :

·           Nguồn phát thải trực tiếp :

-       Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt…

-       Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải ;

-       Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra Khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở.

-       Phát thải do phát tán từ máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

-       Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.

-       Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.

-        Nguồn phát thải gián tiếp :

-       Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện ;

-       Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.

Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi quản lý.

Số liệu hoạt động cần thu thập phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở quy định tại Mục 1 Phụ lục II của Thông tư.

Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

Các cơ sở tính toán, xác định hệ số phát thải khí nhà kính phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng dẫn của IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Trường hợp không áp dụng khoản 1 điều này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Trường hợp các hệ số phát thải khí nhà kính chưa được quy định tại khoản 2 điều này thì áp dụng hệ số phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC.

Bước 4: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Phương pháp tính toán cho các hoạt động phát thải khí nhà kính hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục II ban hành kèm theo thông tư

Công thức tính toán lượng phát thải khí nhà kính

KNKi = ADi * EFi

Trong đó :

-        i là loại khí nhà kính

-       KNKi là lượng phát thải của KNK i (tấn)

-       ADi là số liệu hoạt động của KNK i

-       EFi là hệ số phát thải của KNK i

Công thức tính tổng lượng phát thải khí nhà kính của một cơ sở :

TPT= ∑i KNKi   * GWPi

Trong đó :

-       TPT là tổng lượng phát thải khí nhà kính của cơ sở (tấn CO2 tđ)

-       GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011 , Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:

-        Xác định và thẩm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính;

-        Xác định, áp dụng và thẩm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính;

-        Xác định và thẩm tra các nguồn và bể hấp thụ khí nhà kính;

-        Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải và loại khí nhà kính phù hợp với mục đích sử dụng kiểm kê khí nhà kính đã định;

-       Thẩm xét việc áp dụng các phương pháp luận định lượng để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở sản xuất

-        Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu;

-        Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở;

-        Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo;

-        Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ;

-       Thẩm tra định kỳ các cơ hội để cải tiến quá trình quản lý thông tin

Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định điều 11 của thông tư này.

Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

-    Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:


-        Có thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính;

-       Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê khí nhà kính gần nhất

-       Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính

·         Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.

Bước 8: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo quy định  Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP

IV. CÁC MỐC THỜI GIAN CẦN THEO DÕI VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH.

-       Quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP

 

 

Tổ chức cần thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ QUACERT để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP (QUACERT)

Số 8 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: (+84.24)37561025

Email: quacert@quacert.gov.vn


Cập nhật: 05/11/2024
Lượt xem: 2459
Lên trên