Tiêu chuẩn ISO/TS 29001 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ liên quan đến sản phẩm xăng, dầu, ga. 

Tiêu chuẩn ISO 29001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 29001 là kết quả trực tiếp của sự hợp tác giữa Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và ngành công nghiệp hóa dầu quốc tế (điều hành bởi Viện xăng dầu Mỹ - API).  ISO 29001 đặc biệt tập chung vào chuỗi cung ứng dầu khí.

Tiêu chuẩn ISO/TS 29001 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001 và kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu bổ sung nhấn mạnh việc đề phòng sai sót, giảm biến động và lãng phí từ phía các nhà cũng cấp dịch vụ.

Các yêu cầu này được phát triển tách biệt để đảm bảo những yêu cầu đó luôn rõ ràng và có thể đánh giá được. Chúng cũng mang đến tính bền vững toàn cầu và đảm bảo sự cải tiến trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà cung cấp. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong trường hợp sự thất bại của dịch vụ và hàng hóa để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với các công ty và các ngành công nghiệp liên quan.

Tiêu chuẩn này có thể được áp dung cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng xăng, dầu, ga. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO/TS 29001 đảm bảo sự tiêu chuẩn hóa và cải tiến trong toàn khu vực kinh doanh đó.

  •  Giấy phép mậu dịch trong ngành công nghiệp dầu khí
    Đối với nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng dầu khí, việc chứng nhận đạt tiêu chuẩn là cần thiết để đảm bảo những hợp đồng có giá trị và đạt được lợi thế cạnh tranh. 
  • Nâng cao uy tín thương hiệu
    Chứng nhận sẽ chứng minh cam kết của bạn về thực hành công nghiệp tốt nhất. 
  • Tính linh hoạt
    Tiêu chuẩn được thiết phù hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hiện tại, giúp hệ thống quản lý của bạn dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác. 
  • Tiết kiệm chi phí
    Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của bên thứ ba sẽ giúp giảm chi phí đánh giá của các nhà cung ứng và các chi phí liên quan khác. 
  • Kiểm soát rủi ro kinh doanh
    Vì tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000, nên việc chứng nhận sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán được hiệu suất và kiểm soát được rủi ro kinh doanh.
  • Hoạt động hiệu quả và giảm lãng phí
    Việc đánh giá tập trung vào các quá trình hoạt động của tổ chức bạn, khuyên khích cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giúp bạn giảm lãng phí, những lời từ chối và sự không hài lòng của khách hàng. 
  • Thúc đẩy trao đổi thông tinCũng như tiêu chuẩn ISO 9000, yêu cầu của tiêu chuẩn này đảm bảo nhân viên cảm thấy sự liên quan của bản thân đối với công việc thông qua trao đổi thông tin.Các cuộc đánh giá liên tục có thể bộc lộ những vấn đề và điểm thiếu sót của tổ chức.
 


1.       Tiếp xúc ban đầu
Quacert phải cung cấp cho Tổ chức đăng ký chứng nhận các thông tin cần thiết bao gồm : Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận và các thông tin có liên quan khác.

2.
       Đăng ký chứng nhận
Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức đăng ký chứng nhận gửi QUACERT bản "Đăng ký chứng nhận" được ký bởi đại diện có thẩm quyền.

3.
       Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá
Trước khi tiến hành đánh giá, QUACERT tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận, QUACERT sẽ thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức xin chứng nhận.

4.
       Chuẩn bị đánh giá
Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, QUACERT phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. QUACERT phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức chứng nhận.

5.
       Đánh giá chứng nhận
QUACERT tiến hành đánh giá chứng nhận theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một là xem xét các điều kiện và thu thập thông tin cần thiết liên quan đến tổ chức đăng ký chứng nhận. Giai đoạn hai được tiến hành tại dịa điểm của Tổ chức đăng ký chứng nhận.

6.
       Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá
Đoàn chuyên gia đánh giá của QUACERT phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng liên quan đã thu thập được trong suốt quá trình đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2 để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất các kết luận đánh giá.

7.
       Quyết định chứng nhận
Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của QUACERT để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho QUACERT, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý.

Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký với điều kiện các Tổ chức tuần thủ hoàn toàn các yeu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận.

8.
       Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận
Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2.

9.
       Chứng nhận lại
Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan.

10.
    Đánh giá mở rộng
Tổ chức đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng cho QUACERT. Khi nhận đăng ký, QUACERT phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận.

11.   Đánh giá đột xuất
Thủ tục của QUACERT phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những tổ chức đã bị đình chỉ