Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được Bộ Khoa học – Công nghệ tham mưu, soạn thảo và Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt ngày 21 tháng 5 năm 2010 tại Quyết định số 712/2010/QĐ-TTg 

Mục tiêu của Chương trình

1. Mục tiêu tổng quát

a) Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2010 - 2015

    • Xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), bảo đảm đồng bộ các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; 45% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực;
    • Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với 100% các nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường;
    • Thiết lập mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá chủ lực;
    • Xây dựng phong trào năng suất và chất lượng tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước;
    • Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực;
    • 40.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng;
    • 40% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng;
    • Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên 30% vào năm 2015.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

    • Xây dựng mới 2.000 TCVN; 60% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực;
    • 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế;
    • 60.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng;
    • Xây dựng phong trào năng suất và chất lượng tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước;
    • 100% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng;
    • Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên ít nhất 35% vào năm 2020.

Trong khuôn khổ của Chương trình 712, tính đến nay, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) là một trong các đơn vị được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chủ trì thực hiện 04 nhiệm vụ của dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” như sau:

1.         Triển khai đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng từ kết quả nhân rộng mô hình thí điểm năm 2012. Ký mã hiệu: 03.11/2013-DA2.

2.         Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn, áp dụng thí điểm các mô hình tích hợp các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Ký mã hiệu: 03.10/2013-DA2

3.         Xây dựng chương trình thúc đẩy đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001) và Global G.A.P. Ký mã hiệu: 03.9/2013-DA2

4.         Triển khai đánh giá chứng nhận việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến năng suất từ kết quả xây dựng mô hình điểm và nhân rộng năm 2013-2014. Ký mã hiệu: 03.6/2014-DA2

với các nội dung công việc:

1. Nghiên cứu, hướng dẫn cho các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam cách thức tích hợp có hiệu lực và hiệu quả các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, ISO/IEC 27001, ISO 50001, ISO 22000.

2. Phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá tích hợp các tiêu chuẩn hệ thống quản lý, hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 và Global G.A.P thông qua các khóa đào tạo miễn phí.

3. Hình thành các mô hình điểm áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn hệ thống quản lý và Global G.A.P làm cơ sở cho việc nhân rộng.

4. Thúc đẩy việc áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn hệ thống quản lý và Global G.A.P trên toàn quốc.

5. Hỗ trợ dịch vụ đánh giá chứng nhận, cấp giấy chứng nhận và đánh giá, xác nhận nhận kết quả/hiệu quả áp dụng các công cụ cải tiến năng suất với gói ưu đãi về chi phí, phía tổ chức/doanh nghiệp chỉ phải chi trả tiền ăn ở, đi lại cho chuyên gia đến đánh giá (chi phí đối ứng) đối với các tổ chức/doanh nghiệp điểm áp dụng:

- Tích hợp các tiêu chuẩn hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, ISO/IEC 27001, ISO 50001, ISO 22000) 
- Riêng rẽ từng tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 50001, ISO 22000, ISO/IEC 27001, ISO 14001, Global G.A.P 
- 5S, 7 công cụ, MFCA, LEAN, KPIs, TPM

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Chị Nguyễn Thị Lan Anh – Phòng Nghiên cứu Phát triển 
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp – QUACERT 
Điện thoại: 04.37561025 (máy lẻ 130) - Fax: 04.37563188 – Di động: 0935526264